Thiếu máu do thiếu sắt là một trong số nhóm bệnh thiếu máu dinh dưỡng. Đây là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là các trẻ em ở các nước kém phát triển và đang phát triển (trong đó có Việt Nam).

Tình trạng thiếu máu ở trẻ em
Nếu như bạn đang quan tâm đến vấn đề về bệnh máu và cách phòng trị chứng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em thì có thể tham khảo ngay bây giờ cùng chuyên mục Nuôi con của chúng tôi.
Thiếu máu là gì?
Thiếu máu là chỉ số lượng tế bào đỏ trong máu, lượng protein máu đỏ và tích áp tế bào đỏ trong một đơn vị dung tích thấp hơn con số bình thường, căn cứ theo tình trạng, mức độ, có thể chia thành 3 loại: nhẹ, trung bình và nặng.
Các loại hình thiếu máu
Căn cứ theo nguyên nhân cũng có thể chia thành 3 loại hình thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, thiếu máu do tái sinh chướng ngại, và thiếu máu mang tính hòa tan máu.
Trong đó, chứng thiếu máu do thiếu chất sắt ở trẻ em là loại hình thường gặp nhất, chủ yếu là do thiếu chất sắt, một nguyên liệu tạo máu gây nên, thường gặp ở những trẻ nuôi bộ, phần lớn thường hay xuất hiện ở giai đoạn từ 6 tháng tuổi cho đến 2 tuổi.
Viên chất sắt chính là loại thuốc đặc hiệu chữa trị bệnh này. Nếu trẻ đã mắc bệnh này, hàng ngày, căn cứ theo lượng kg thể trọng, cho trẻ uống l – 2 ml/kg thể trọng/ngày (trẻ sơ sinh), hoặc 20-30ml (đối với trẻ trên 1 năm tuổi), chia làm 3 lần uống sulfat sắt. Tốt nhất uống vào giữa 2 bữa ăn, đồng thời có thể uống vitamin C 100 – 200mg, nếu bị nôn oẹ, ói mửa hoặc đau bụng đi ngoài, thì nên uống vào lúc ăn xong, tránh uống cùng với sữa bò nhiều.
Nói chung, cần chữa trị 2 – 4 tuần. Tuần 1, 2, 4 sau khi chữa trị, lần lượt đến bệnh viện kiểm tra lại huyết dịch để xem xét hiệu quả chữa trị. Nếu trẻ uống chất sắt bị phản ứng nhiều thì nên chuyển sang tiêm chất sắt, cần tăng cường chăm sóc trẻ bị bệnh, đề phòng bị lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Trẻ bị nhẹ, hàng ngày nên ra hoạt động ngoài trời thích đáng. Trẻ bị nặng, nên nằm nghỉ ngơi tại chỗ.
Ngoài ra, có thể phối hợp châm cứu để tăng cường hiệu quả ở các huyệt vị: huyết hải, cao manh, cách du, túc tâm lý, tâm âm giao, tỳ du… dùng kim nhỏ, xoay kim, lưu kim từ 4 – 6 phút, mỗi ngày 1 lần.
Cách phòng tránh bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Muốn phòng tránh bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt, người mẹ sau khi mang thai cần bồi bổ đầy đủ bằng các loại thức ăn giàu protein, vitamin và chất sắt, như thịt nạc, tiết hoặc nội tạng động vật. Các sản phẩm chế biến từ đậu tương; giai đoạn sắp sinh càng phải ăn các loại thức ăn có nhiều chất sắt.

Phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt – người mẹ sau khi mang thai cần bồi bổ đầy đủ dinh dưỡng
Thứ nữa, sau khi sinh, khi trẻ được 3 tháng trở đi, cần phải tăng thêm các thức ăn phụ trợ giàu chất sắt, trước hết nên thêm lòng đỏ trứng, sau tăng thêm chất rau nghiền nhỏ, thịt nạc băm (xay), đậu phụ, hoa quả xay…
Đối với trẻ nuôi bằng sữa mẹ, hàng ngày cho uống thêm 1-2 lần thuốc sulphate sắt nước, trẻ bình thường hàng ngày không vượt quá 0,2ml/lkg thể trọng. Trẻ đẻ non thiếu tháng không vượt quá 2 ml. Đồng thời với việc uống sulphat sắt nên cho uống kèm vitamin C để giúp trẻ hấp thu chất sắt.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh thiếu máu cũng như cách phòng trị chứng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em mà Xukachan muốn chia sẻ để các bạn đọc tham khảo thêm để biết rõ về vấn đề thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em như nào?
Chuyên mục Mẹ và Bé trên kênh Cẩm nang Mẹo nhỏ mỗi ngày chúc các mẹ nuôi con mạnh khỏe mỗi ngày nhé!