Chứng co giật là một triệu chứng cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ là một trong 4 triệu chứng quan trọng nhất trong các bệnh của trẻ, mà đặc trưng là lên cơn co giật hoặc bán hôn mê. Bệnh này là một chứng bệnh, cũng như nhiều bệnh khác, có thể xảy ra bất cứ quãng thời gian nào trong năm, thông thường hay gặp ở trẻ từ 1 – 5 tuổi, tuổi càng nhỏ, tỷ lệ phát bệnh càng cao, trẻ 7 tuổi trở lên, tỷ lệ dần hạ thấp.

Chứng co giật ở trẻ
Chứng co giật ở trẻ em, phần lớn là xảy ra đột biến, bất tỉnh nhân sự trong giây phút, hai mắt trợn ngược, cố định một chỗ hoặc nghiêng về một phía, cơ mặt hoặc tứ chi co cứng lại, tay co quắp nắm chặt, môi tái tím, khò khè ran rít trong cổ họng, đại tiểu tiện không tự chủ được v.v… thời gian lên cơn có thể kéo dài trong chốc lát hoặc kéo dài vài phút không nhất định, nếu bị kéo dài sẽ tổn thương đến tế bào não, thậm chí có thể ngạt thở mà chết. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này có nhiều, trong đó do sốt cao dẫn tới co giật là thường gặp nhất.
Phàm khi đã lên cơn co giật, là phải cấp tốc đưa ngay đến bệnh viện kiểm tra và chữa trị, tránh tai biến chẳng lành. Khi đột nhiên trẻ lên cơn co giật, bố mẹ phải kịp thời sơ cứu như thế nào? Trước hết cần phải hết sức bình tĩnh, chớ quá hoảng hốt mà bó tay, cần giữ môi trường hoàn toàn thật sự yên tĩnh, cố hết sức giảm nhẹ mọi tác động kích thích từ bên ngoài. Thứ đến, hãy đặt trẻ nằm ngay ngắn trên giường, đầu nghiêng về một phía, cởi, nới lỏng cổ áo, giúp cho trẻ dễ thở, đồng thời dùng vải xô quấn quanh chiếc đũa, cán thìa, cán bàn chải đánh răng nhét vào kẽ giữa hai hàm răng, để đề phòng trường hợp trẻ cắn đứt lưỡi, hoặc đầu lưỡi cuốn vào bên trong gây khó thở. cần bảo đảm làm sao cho hơi thở thông suốt; thường xuyên loại bỏ đờm giãi do trẻ tiết ra trong xoang miệng đề phòng tắc đường hô hấp làm trẻ khó thở. Nếu cơn co giật là do sốt cao gây nên, có thể dùng khăn mặt ướt đắp vào trán, hoặc dùng cồn xoa vào cơ thể; cũng có thể cặp túi nước đá chườm lạnh vào nách, háng để hạ nhiệt cho trẻ, đồng thời cho uống hoặc tiêm thuốc hạ sốt.

Nếu cơn co giật là do sốt cao, có thể dùng khăn mặt ướt đắp vào trán
Ngoài ra, phương pháp châm cứu cũng có công hiệu tháo gỡ làm giảm nhẹ mức độ nguy hiểm, có thể châm vào các huyệt vị: nhân trung, dũng tuyền, ấn đường, bách hợp, hợp cốc, túc tam lý… tất cả đều kích thích với cường độ trung bình, có thể lưu kim khoảng 10 phút. Nếu bị cứng hàm, châm thêm huyệt: hạ quan, giáp xa; nếu bị sốt cao, châm vào huyệt: thập tuyên, chọc vỡ tĩnh mạch nặn máu độc ra, nếu đờm giãi nhiều, khó thở, châm thêm huyệt phong long.
Để phòng tránh lên cơn co giật, thường ngày nên cho trẻ ra ngoài hoạt động, tăng cường tắm nắng, tăng cường rèn luyện thân thể, kịp thời cho ăn thêm các loại thức ăn, bảo đảm cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Bố mẹ không được tùy tiện đánh, gõ vào đầu trẻ, cũng phải đề phòng khả năng vấp ngã, va chạm, gây tổn thương não. Đồng thời cũng cần tích cực chữa trị các chứng bệnh đã mắc sẵn từ trước.
Nguồn: Tham khảo