Vấn đề về sức khỏe cũng như thể chất của trẻ sơ sinh là rất non yếu. Bởi vậy, khi chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh thì các mẹ cần phải đặc biệt lưu ý. Và dưới đây là những điều cần biết về việc nuôi trẻ sơ sinh các mẹ nên tham khảo cùng chuyên mục Mẹ và bé của kênh cẩm nang mẹo nhỏ mỗi ngày nhé!

Những điều cần biết về việc nuôi trẻ sơ sinh
Nuôi trẻ sơ sinh khi trẻ đã được một tháng tuổi
Trẻ hai tháng tuổi
Trẻ ba tháng tuổi
Trẻ bốn tháng tuổi
Trẻ năm tháng tuổi
Trẻ sáu tháng tuổi
Trẻ bảy tháng tuổi
Trẻ tám tháng tuổi
Trẻ chín tháng tuổi
Trẻ mười tháng tuổi
Trẻ mười một tháng tuổi
Trẻ mười hai tháng tuổi
Đối với trẻ sơ sinh trong vòng một tháng tuổi
Những biểu hiện thường gặp bình thường của trẻ: Có thể bú được, hai môi ngậm, bú mút ở giữa hai môi bất cứ thứ gì; dùng lưỡi đẩy ra ngoài bất cứ thứ gì có vị mặn hoặc đắng; nghe tiếng động, có thể ngừng mọi cử động, òa lên khóc, hoặc ngoái đầu về phía phát ra tiếng động; nằm ngủ đầu thường quay về một phía, một cánh tay duỗi ra, còn cánh tay kia lại co lại ở cùi chỏ.
Những điều cần chú ý khi cho bú: Nếu có thể được, nên cho bú bằng sữa mẹ. Người mẹ nên tìm mọi cách để tăng lượng sữa. Còn nếu quả thật người mẹ không thể tự mình cho con bú bằng sữa của chính mình được, thì đành phải sử dụng những phương pháp chính xác để pha trộn sữa bột cho trẻ ăn. Nếu trẻ chưa lành rốn, nên dùng bọt biển rửa ráy cho trẻ, không nên cho trẻ tắm chậu.

Những điều cần chú ý khi cho trẻ sơ sinh trong vòng một tháng tuổi bú
Nuôi trẻ sơ sinh khi trẻ đã được một tháng tuổi
Những biểu hiện thường thấy: Khi bế trẻ lên vai, trẻ thường ngóc đầu lên 1 – 2 giây, nếu đặt trẻ nằm sấp, trẻ sẽ dùng cánh tay và đùi làm động tác trườn bò; khi nghe thấy những tiếng động bất thường và nhìn thấy động tác của ai đó, trẻ tỏ vẻ sợ hãi; lúc nằm, tay thường nắm lại như hình quả đấm; ngủ không ngon giấc, dở thức dở ngủ, thường ngáy to, sặc sữa hoặc sặc nước là những hiện tượng vẫn thường gặp.
Những điều cần lưu ý khi cho ăn cho uống: Đến giai đoạn này đã có thể cho trẻ uống nước cam hoặc nước cà chua lọc. Cũng có thể cho uống dầu cá, không nên dùng bọt biển để lau rửa người nữa, nên dùng chậu tắm, tắm rửa cho trẻ (nếu rốn đã lành hẳn). Hàng ngày nên luyện cho trẻ các thói quen, nếp sống tốt đẹp. Nếu thời tiết dễ chịu, nên thường xuyên đưa trẻ ra ngoài trời để được hít thở không khí trong lành thoáng mát, đồng thời cũng là để tắm nắng. Khi cho trẻ nằm trên giường, cần chú ý giữ nhiệt độ thích hợp.

Nuôi trẻ sơ sinh khi trẻ đã được một tháng tuổi
Trẻ hai tháng tuổi
Những biểu hiện thường thấy: Trẻ đã biết hóng chuyện, khi nghe có tiếng người nói hoặc nghe có tiếng động sẽ có trạng thái lắng nghe, hóng chuyện. Trẻ đã biết phát ra những tiếng “cục, cục”…, đã biết nhìn theo bóng người qua lại mắt đã có thể đưa qua đưa lại, đã biết đạp; giấc ngủ vẫn chiếm phần lớn thời gian của ngày.
Cho trẻ ăn uống cần chú ý: Nếu có thể được, người mẹ nên tiếp tục tự mình cho con bú. Nếu trẻ phải ăn sữa ngoài, phải bú bình, nên tăng thêm số lượng thành phần sữa và lượng nước trái cây, đồng thời cho uống thêm dầu cá. Hàng ngày trẻ cũng cần được vận động chân tay để rèn luyện thân thể.

Nuôi trẻ sơ sinh – Khi trẻ hai tháng tuổi, trẻ có thể hóng chuyện và lắng nghe
Trẻ ba tháng tuổi
Các biểu hiện thường gặp: Khi trẻ nằm sấp úp bụng xuống dưới, chúng thường lấy tay chống nâng người lên; hay dõi theo những vật dịch chuyển trước mặt, nếu đặt chiếc trống nhỏ vào tay trẻ, trẻ sẽ túm lấy; khi đỡ trẻ ngồi dạy, trẻ đã có thể ngẩng đầu lên được. Phần lớn thời gian trẻ duỗi thẳng bàn tay ra, hoặc chỉ co hở, đã bắt đầu có
hiện tượng mút tay.
Những điều cần lưu ý trong việc nuôi nấng, cần đặc biệt lưu ý, tránh để trẻ bị cảm gió cảm lạnh, tránh không cho trẻ tiếp xúc với người đã bị cảm gió cảm lạnh. Phòng ở phải có ánh sáng đầy đủ, thoáng mát. Hãy quan tâm xem quần áo trẻ mặc đã phù hợp với thời tiết và nhiệt độ phòng hay chưa, có thoải mái dễ chịu không, có đủ ấm không?
Nhiều bác sĩ cho rằng ngay từ thời kỳ này đã cần phải tập cho trẻ đi ngoài đúng giờ. Mỗi ngày nên cho trẻ uống ¼ cốc nước cam tươi, hoặc 1/2 cốc nước cà chua xay nhỏ. Bắt đầu từ đây, cứ 2 tuần nên cân thể trọng trẻ một lần; ghi chép lại cẩn thận để tiện theo dõi.

Trẻ ba tháng tuổi khi nằm úp, thường lấy tay chống nâng người lên, nhìn theo vật dịch chuyển trước mặt
Trẻ bốn tháng tuổi
Những biểu hiện bình thường thường gặp: đã biết nhận dạng được lọ sữa của mình, đã biết cười to đã phát âm được một số âm khác nhau; khi trẻ vung tay lên đã biết nhìn theo tay, đã biết cầm bàn tay để chơi; những thứ gì để gần quanh đó, trẻ nhìn thấy là muốn tìm cách lấy. Bàn tay không luôn nắm chặt lại như ba tháng đầu tiên. Phần lớn
thời gian, hai bàn tay xòe ra. Đã biết cầm đồ chơi khi đặt đồ chơi vào tay trẻ, đồng thời luôn sẵn sàng cho vào mồm gặm. Nghịch ngợm kêu la, kéo áo trùm kín mặt; không lúc nào cũng nghẹo đầu sang một bên như trước nữa, đến thời kỳ này đã có thể ngửa cổ về phía sau, lại còn biết lật nữa.
Mấy điểm cần lưu ý trong việc nuôi nấng trẻ: Tăng cường cho trẻ ăn các loại họ ngũ cốc, cần đặc biệt lưu ý chớ để trẻ bị cảm, trúng gió. Hãy tìm hiểu học hỏi cách chữa bệnh chàm và bệnh cứt trâu đóng vảy trên đầu trẻ. Nếu từ trước vẫn cho trẻ nằm nôi, đến lúc này hãy để trẻ ngủ giường, rộng rãi hơn.

Nuôi trẻ sơ sinh – Trẻ bốn tháng tuổi
Trẻ năm tháng tuổi
Những biểu hiện thường gặp: Hễ nghe tiếng động, trẻ lập tức xoay đầu, dùng gối đỡ, có thể ngồi được chốc lát, trẻ có thể ngẩng đầu lên được; đã có thể từ tư thế nằm ngửa, lật người chuyển sang nằm nghiêng; đã biết kêu lên những tiếng kêu lanh lảnh sắc sảo; đã biết soi bóng mình trong gương và cười; bắt đầu đã có những biểu hiện thích hay không thích, chẳng hạn như: trẻ sẽ không ăn nếu không muốn ăn.
Những điều cần lưu ý: Bắt đầu cho trẻ ăn rau hoặc canh nấu thịt với rau vào lúc 2 giờ chiều. Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ thì lần cho bú vào lúc 2 giờ chiều có thể bỏ, thay vào đó là chuyển sang bú chai, nhưng phải chờ trẻ ăn xong canh rau đã rồi hãy cho bú chai. Khi trẻ bắt đầu ngồi được nên tập cho trẻ ngồi bô. Hãy bế ẵm trẻ bằng nhiều cách
khác nhau, nhiều kiểu khác nhau. Bố mẹ nên tìm hiểu cách chữa trị bệnh hen suyễn và cách phân biệt thế nào là hen suyễn và bệnh bạch hầu.

Nuôi trẻ sơ sinh – Trẻ 5 tháng tuổi
Trẻ sáu tháng tuổi
Những biểu hiện thường gặp: Đã biết phân biệt được bố mẹ và những người thường gặp. Bàn tay đã nắm chặt được đồ vật, không những thế mà còn có thể lôi kéo những vật đang treo, nếu có cái gì đó để vịn, để chống, để đỡ, có thể ngồi dậy một cách thuận lợi, đầu ngẩng lên, lưng đã thẳng, có thể từ tư thế nằm ngửa, lật người chuyển sang nằm sấp, bắt đầu biết trườn, biết bò.
Những điều cần lưu ý: Thức ăn, có thể cho ăn thêm gan, có thể thêm chuối tiêu nghiền nát và nước hoa quả xay nhỏ. Hãy nhờ bác sĩ khám xác định xem liệu trẻ có cần phải uống thêm dầu cá hoặc ăn thêm các loại thức ăn giàu vitamin D không, đề phòng khả năng trẻ bị bệnh còi xương. Hàng ngày nên cho trẻ ngồi lâu một ít.

Nuôi trẻ sơ sinh – Khi trẻ 6 tháng tuổi thì bàn tay đã nắm chặt được đồ vật
Trẻ bảy tháng tuổi
Những biểu hiện thường gặp: Thường hay xếp chồng những mảnh gỗ vụn lên nhau, cho lăn trên lòng bàn tay, nhìn theo thích thú. Hay dùng thìa hoặc cái gì đó có trong tay gõ lên mặt bàn nghịch ngợm. Đã biết cầm đồ vật trên một bàn tay, đồng thời cũng đã biết chuyển đồ chơi từ tay này sang tay khác, khi nằm ngửa đã có thể cho ngón chân vào mồm mút; đã có thể ngẩng cao đầu lên, tựa như đang chuẩn bị ngồi dậy; khi nhìn thấy bóng mình trong gương, đã biết đưa tay vỗ vỗ vào gương. Bình thường không có người đỡ, tự bản thân trẻ cũng có thể ngồi dậy mấy phút, dùng hai tay chống để người hơi ngả về phía trước. Khi để trẻ đứng dậy, đã biết dồn một phần trọng lượng cơ thể lên chân, nhún nhảy, hoạt bát, thường trò chuyện với đồ chơi của mình.
Những điều cần lưu ý: Thỉnh thoảng nên cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà và táo tây nghiền nhỏ. Nên cho trẻ kiểm tra sức khỏe, xác định xem trẻ có mắc chứng thiếu máu hay không. Cần cách ly trẻ với những người đang bị cảm cúm hoặc các loại bệnh khác.

Nuôi trẻ sơ sinh – Trẻ 7 tháng tuổi
Trẻ tám tháng tuổi
Những biểu hiện thường gặp: Khi nhìn thấy người quen, trẻ hay cười để biểu lộ sự quen biết; khi đồ chơi rơi xuống đất, trẻ đã biết loay hoay tìm kiếm. Hay cắn, gặm đồ chơi, hay trườn người để với lấy các thứ mà chúng muốn. Đã biết phát ra những âm thanh khác nhau, hay bắt chước những động tác của người khác; khi nằm sấp đã biết dùng tay và đầu gối để bò và nâng người lên; tự mình cũng đã có thể nhổm ngồi dậy được mấy phút.
Những điểm cần lưu ý: Thức ăn của trẻ nên cho thêm một ít hoa quả và khoai tây đã nấu chín và nghiền nhỏ… có thể cho trẻ ăn thêm bánh quy xốp. Bố mẹ cần tiếp tục rèn luyện các thói quen tốt cho trẻ. Người mẹ phải tìm hiểu và biết cách dùng cặp sốt để đo thân nhiệt cho con, khi trẻ bị sốt, cần phải biết cách lau rửa người cho trẻ. Nên tiếp tục cho trẻ uống dầu cá, hoặc tăng cường cho trẻ ăn các loại thức ăn giàu vitamin D, để phòng tránh chứng còi xương.

Nuôi trẻ sơ sinh – Trẻ 8 tháng tuổi
Trẻ chín tháng tuổi
Những biểu hiện thường gặp: Trẻ có thể chơi hai thứ đồ chơi một lúc, hay đặt chúng vào cùng một chỗ, rồi lại tách ra mỗi thứ một nơi; chẳng hạn như chơi trò xếp hình, đặt 1 mẩu gỗ vào bên trong chiếc cốc kim loại, sau đó lại thò tay lấy ra; không cần đỡ, dựa, trẻ đã có thể tự ngồi dậy trong vòng 10 phút hoặc lâu hơn một chút; đồng thời dần dần đã có thể vịn tay vào chân bàn đứng dậy được; đã có thể nhại theo âm thanh và phát được một vài tiếng đơn âm như “ba”, “ma”…
Những điểm cần lưu ý: Đến giai đoạn này, đã có thể cai sữa hoàn toàn, trong thức ăn cho trẻ, nên bổ sung thêm các loại thịt. Có thể bỏ bữa ăn vào 10 giờ đêm. Vào thời kỳ này, mỗi ngày cho trẻ ăn 4 bữa, buổi tối trẻ có thể ngủ một mạch cho đến sáng. Nếu cơ thể trẻ đủ khỏe mạnh, khi cho trẻ đi ngoài, không cần phải mẹ bế trên đùi nữa, có thể đặt trẻ ngồi lên một chiếc ghế chuyên dùng cho trẻ đi ngoài, khoét lỗ trống ở giữa, bên dưới để bô, không cần thiết phải đỡ trẻ nữa. Đã có thế dạy trẻ nói những từ đơn âm và bắt đầu huấn luyện cho trẻ uống sữa bằng cốc được.

Nuôi trẻ sơ sinh -Trẻ chín tháng tuổi
Trẻ mười tháng tuổi
Những biểu hiện thường gặp: Trẻ có thể cầm được chuôi đồ vật, hoặc tự cầm lấy cốc; trẻ tự ngồi một mình không cần đỡ trong khoảng thời gian khá dài; từ tư thế ngồi đã có thể tự nằm sấp xuống được; ở tư thế nằm sấp, trẻ dùng cánh tay và đầu gối chống nâng người lên, và cũng đã biết bò; vịn vào thành giường, trẻ tự đứng dậy được, đã bắt đầu để ý học chơi trò chơi trốn tìm, đã bắt đầu nói được những tiếng đơn giản như: papa, mama… và một vài từ khác; đã biết đưa tay chào…
Những điểm cẩn lưu ý: Đến thời kỳ này có thể cho trẻ uống sữa tươi thuần đun sôi lại, không nên cho trẻ uống sữa bò hỗn hợp nữa. Nên cho thêm một ít pho mát vào thức ăn cho trẻ. Cũng có thể cho trẻ ăn thêm rau nghiền nhỏ, không cần thiết phải cho ăn nước rau nghiền lọc nữa; cần tập cho trẻ tự xúc ăn bằng ca, bằng cốc, cần tiếp tục huấn luyện cho trẻ, gây dựng cho chúng những nếp sống, những thói quen cần thiết.

Nuôi trẻ sơ sinh – Dinh dưỡng cho bé 10 tháng tuổi
Trẻ mười một tháng tuổi
Những biểu hiện thường gặp: Nếu có người dắt, trẻ sẽ đi được. Cũng có những trẻ cứng cáp, đã tự đi được; đã có thể tự mình chuyển tư thế từ đứng sang ngồi xổm rồi ngồi hẳn xuống. Nếu biết khéo léo động viên khuyến khích trẻ có thể lặp lại những động tác mà bản thân nó đã từng làm; khi nói chuyện trước mặt trẻ, trẻ đã biết tên của những người trong gia đình, đồng thời thỉnh thoảng cũng bi bô gọi tên những người đó; đa số trẻ đã biết uống sữa bằng ca, bằng cốc…
Những điểm cần lưu ý: Đã có thể cho trẻ ăn cả quả trứng gà, có thể chế biến bằng nhiều cách khác nhau cho trẻ ăn. Nếu vào thời điểm này, trẻ bắt đầu tập đi, thông thường nên cho trẻ mang giày đế cứng. Nếu trẻ gặp phải chuyện không may, hoặc bị tổn thương, người làm mẹ phải biết cách xử lý, trẻ rất hiếu động vì thế cần chăm nom trẻ cẩn thận, tránh để xảy ra những chuyện khôn lường.

Nuôi trẻ sơ sinh – Trẻ 11 tháng tuổi
Trẻ mười hai tháng tuổi
Những biểu hiện thường gặp: về cơ bản, trẻ đã có thể tự đi lại được, tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng có khi còn hay vấp ngã; đã biết bò lên cầu thang gác; đã tự đứng dậy nhẹ
nhàng được; đã biết dùng 2, 3 mẩu gỗ để xếp thành hình một cái tháp, đã biết lần giở từng trang sách, đồng thời sờ mó vào những bức tranh trong sách; khi muốn lấy một vật gì đó, đã biết lấy tay chỉ vào vật đó; đã có thể nói được bốn âm tiết liền nhau v.v…
Những điểm cần lưu ý: Vào giai đoạn này, nên cho trẻ ăn ngày 3 bữa, không nên tiếp tục cho ăn ngày 4 bữa nữa. Bữa sáng cho ăn vào 8 giờ sáng là tốt nhất. Trong các món ăn cho trẻ, nên cho thẳng thịt vào, không nhất thiết cứ phải nấu thành canh. Nước cam tươi, hoặc nước cà chua lọc, có thể tăng lên 1/2 cốc/ngày. Nên tiếp tục huấn luyện
cho trẻ những nếp sinh hoạt tốt đẹp, có lợi, uốn nắn các thói quen hư của trẻ. Bắt đầu từ giai đoạn này, ban ngày chỉ cho trẻ ngủ 1 giấc, không cho ngủ 2 lần/ ngày như trước nữa. Thời gian cho trẻ ngủ, phần lớn nên bố trí vào buổi chiều. Nên bắt đầu huấn luyện cho trẻ không được đái dầm trong quần khi còn đang thức. Ban ngày nên cho trẻ mặc quần, không nên quấn tã nữa.

Nuôi trẻ sơ sinh – Khi trẻ 12 tháng tuổi có khả năng tự đi lại được
Trên đây là một số điều cần biết về việc chăm sóc, nuôi trẻ sơ sinh trong các giai đoạn từ 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi mà kênh cẩm nang mẹo nhỏ mỗi ngày muốn chia sẻ đến các bạn đọc cùng tham khảo. Chúc các bạn nuôi con luôn được khỏe mạnh mỗi ngày nhé!