Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ và liên tục như hiện tại. Công việc kiểm thử phần mềm đã không còn quá xa lạ với mọi người, nhất là đối với những bạn làm trong lĩnh vực hoạt động ngành công nghệ thông tin. Để tạo ra một sản phẩm phần mềm/ứng dụng chất lượng thì kiểm thử phần mềm là một trong những bước cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua của mỗi cá nhân/doanh nghiệp. Vậy kiểm thử phần mềm là gì? Vì sao kiểm thử là cần thiết? chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu chi tiết về khái niệm này nhé!

Kiểm thử phần mềm – Vì sao kiểm thử là cần thiết?
1. Kiểm thử phần mềm là gì?
a. Khái niệm
Kiểm thử là một quá trình thực thi hoặc đánh giá một hệ thống hay một phần của hệ thống bằng thủ công hay tự động nhằm xác nhận hệ thống có đáp ứng được các yêu cầu cụ thể hay không, và đảm bảo rằng không có lỗi hay khiếm khuyết. Bao gồm các công việc như: Phân tích, quan sát và kiểm tra những khía cạnh khác nhau của sản phẩm.
Những người thực hiện các công việc kiểm tra này được gọi là Tester (Chuyên viên kiểm thử phần mềm): Họ là những người kiểm tra chất lượng phần mềm, phát hiện ra các lỗi, sai sót hay bất cứ vấn đề nào có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm.

Kiểm thử phần mềm là gì? – Khái niệm cơ bản về kiểm thử phần mềm
Quy trình kiểm thử bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau như: Phân tích yêu cầu (Requirement Analysis), Lập kế hoạch kiểm thử (Test Planning), Phát triển kịch bản kiểm thử (Test Case Development), Thiết lập môi trường kiểm thử (Environment Setup), Thực hiện kiểm thử (Test Execution), Báo cáo kết thúc chu kỳ kiểm thử (Test Cycle Closure).
b. Mục đích
Mục đích của kiểm thử phần mềm nhằm:
- Phát hiện các lỗi và cung cấp thông tin cần thiết để đội phát triển sửa lỗi.
- Tăng độ tin cậy về chất lượng sản phẩm.
- Ngăn ngừa các lỗi bằng cách tham gia sớm vào việc review và thiết kế các kiểm thử trong quá trình phát triển.
- Cung cấp thông tin liên quan đến các khía cạnh quan trọng nhất về chất lượng của hệ thống được kiểm tra.
- Đảm bảo sản phẩm hoạt động hiệu quả và đáp ứng đúng theo mong muốn, yêu cầu của khách hàng.
c. Vai trò
- Kiểm thử giúp xác định các lỗi trong quá trình phát triển và bảo trì.
- Kiểm thử giúp giảm các lỗi trên môi trường vận hành.
- Kiểm thử giúp tăng chất lượng hệ thống vận hành, tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
d. Các quan niệm sai lầm về kiểm thử
- Kiểm thử là phân tích tìm nguyên nhân lỗi.
- Kiểm thử không phải là công việc của lập trình viên.
- Kiểm thử không bao giờ kết thúc.
- Kiểm thử chỉ được bắt đầu sau khi đã code xong.
- Kiểm thử không phải là một hoạt động sáng tạo.

Các quan niệm sai lầm về kiểm thử
e. Kiểm thử bao nhiêu là đủ
Các yếu tố giúp xác định kiểm thử bao nhiêu là đủ:
- Dựa vào phạm vi kiểm thử.
- Dựa vào mức độ ưu tiên của các kiểm thử.
- Dựa vào các tiêu chí hoàn thành kiểm thử.

Kiểm thử bao nhiêu là đủ?
Các tiêu chí hoàn thành kiểm thử:
- Mức độ rủi ro: rủi ro về kinh doanh, bảo mật, kĩ thuật, ngân sách, thời gian.
- Thời gian và ngân sách của dự án.
- Hết thời gian thực hiện kiểm thử.
- Một lượng lớn các lỗi được tìm thấy và sửa hết.
- Khi một trong các tiêu chí trên thỏa mãn thì có thể dừng kiểm thử.
2. Vì sao kiểm thử là cần thiết?
Ai cũng có thể phạm sai lầm, một số sai lầm là không quan trọng nhưng một số khác lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng gây tốn kém về tài chính, thời gian, gây mất uy tín trong kinh doanh, gây nguy hiểm – thương tích hoặc chết người. Dưới đây là ví dụ về các lỗi nghiêm trọng:
- Lỗi gây tổn hại về tài chính, thời gian: 1992 – Pepsi fan Philipines. Khách hàng sẽ trúng giải 1 triệu peso ~ $40.000 nếu họ mua chai pepsi và có số 349 ở dưới nắp chai. Chương trình chỉ có 1 giải nhưng do lỗi đánh máy họ in ra 800.000 nắp chai có số đó dẫn tới thiệt hại về kinh tế nghiêm trọng.
- Lỗi gây mất uy tín kinh doanh: Khi xem website của 1 công ty lớn, nếu gặp các lỗi như lỗi chính tả, lỗi thiếu các chức năng in ấn, chức năng tìm kiếm khó nhìn thấy hoặc bị ẩn >> có thể gây mất thiện cảm, dẫn đến có thể mất đi một vài khách hàng tiềm năng.
- Lỗi gây nguy hiểm: Những lỗi trong giao thông công cộng có thể gây tổn thất nghiêm trọng, có thể gây chết người. Ví dụ như báo giờ tàu đến, tàu đi sai, có thể gây va chạm giao thông. Cần phải thực hiện kiểm thử để kiểm soát và hạn chế các lỗi.

Vì sao kiểm thử là cần thiết
Đặc điểm của một kiểm thử tốt
Một kiểm thử tốt sẽ có các đặc điểm sau:
- Có hoạt động kiểm thử tương ứng với mọi hoạt động phát triển.
- Mỗi mức độ kiểm thử có mục tiêu cụ thể.
- Hoạt động phân tích và thiết kế các kiểm thử cho từng mức độ kiểm thử được bắt đầu khi hoạt động phát triển tương ứng được thực hiện.
- Tester nên tự thực hiện review tài liệu hoặc sản phẩm tạo ra và hoạt động review là hoạt động bắt buộc trong vòng đời phát triển.
Trên đây là một số thông tin khái niệm cơ bản về kiểm thử phần mềm? Và vì sao kiểm thử lại cần thiết? mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn đọc. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu được Kiểm thử phần mềm là gì? Vì sao kiểm thử là cần thiết?
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!