Cá hồi là một trong những thực phẩm không những ngon mà còn rất bổ dưỡng, đem lại giá trị dinh dưỡng rất cao cho mỗi chúng ta. Và các bạn có thể chế biến cá hồi thành rất nhiều món ăn ngon mỗi ngày, đặc biệt là món lẩu cá hổi. Nếu như các bạn biết cách nấu lẩu cá hồi thì có thể tự làm tại nhà của mình cho gia đình và người thân thưởng thức nhá.
Hãy cùng xukachan.com tham khảo ngay cách nấu lẩu cá hồi thơm ngon bổ dưỡng nếu như chưa biết công thức chế biến nào???

Lẩu cá hồi thơm ngon bổ dưỡng
Cách nấu lẩu cá hồi ngon
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Bước 2: Sơ chế thịt và đầu cá hồi
Bước 3: Nấu lẩu cá hồi
Bước 4: Trình bày và thưởng thức lẩu cá hồi
Yêu cầu của món lẩu cá hồi
Một số lưu ý khi nấu món lẩu cá hồi
Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu cá hồi
- Thịt cá hồi tươi: 300 gram.
- Đầu cá hồi: 500 gram (khoảng 1 cái).
- Cà chua: 3 trái to.
- Xương heo: 500 gram (để nấu nước dùng)
- Dứa chín: 1 quả.
- Đậu hũ non: 4 bìa.
- Kim chi: 150 – 200 gram.
- Nấm hương khô: 100 gram.
- Tỏi khô, sả cây, hành hoa, rau thìa là, ớt.
- Bún tươi, miến khô hoặc mì tôm (tùy sở thích của mỗi người).
- Các loại củ: Cà rốt, su hào, khoai lang, khoai tây, khoai sọ (mỗi loại 1 củ).
- Rau ăn kèm lẩu: Rau muống, cải thảo, mồng tơi, cái xoong, cải xanh, rau đắng, rau xà lách, rau chuối và một vài loại rai mà bạn yêu thích.
- Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, bột nêm, đường cát,…

Một số nguyên liệu nấu lẩu cá hồi – cach nau lau ca hoi
Cách nấu lẩu cá hồi ngon
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Cà chua: Đem rửa sạch, để ráo nước và bổ múi cau.
Kim chi: Đem cắt thành từng khúc ngắn, để riêng ra 1 cái bát.
Dứa: Gọt hết vỏ và bỏ mắt, cắt ra thành từng khúc nhỏ vừa nấu. Trường hợp nếu bạn không thích mùi thơm của dứa thì các bạn có thể sử dụng sấu hoặc me để thay thế dứa nhé.
Đậu hũ non: Rửa sơ qua nhẹ nhàng với nước rồi cắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa ăn.

Đậu hũ non cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn
Tỏi khô, ớt và sả: Làm sạch rồi đem băm nhuyễn (lưu ý: mỗi thứ các bạn để riêng ra từng bát nhé).
Nấm hương khô: Bạn đem rửa thật sạch với nước lạnh, cho vào nước ấm ngâm khoảng 15 phút để nấm nở mềm thì vớt ra, cắt bỏ chân nấm. Phần nước ngâm nấm các bạn có thể để lại, cho vào nồi nước dùng cho thơm và ngọt nhé!
Các loại củ nấu với nước dùng: Đem lần lượt gọt bỏ hết vỏ rồi rửa sạch, xắt ra thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
Các loại rau nhúng ăn kèm: Bạn đem nhặt và rửa sạch (có thể ngâm với nước pha sẵn muối loãng) rồi vớt ra rổ, để cho ráo nước.
Xương heo: Các bạn cũng đem rửa sạch, chặt thành từng khúc nhỏ để cho vào ninh nấu nước dùng.
Bước 2: Sơ chế thịt và đầu cá hồi
Có lẽ, khi nói đến cá hồi thì việc đầu tiên mà chúng ta sẽ nghĩ đến đó chính là mùi tanh của cá phải không nào? Và để có được một nồi lẩu cá hồi ngon nhất, việc đầu tiên chúng ta cần phải làm đó chính là khử mùi tanh của cá.
Thịt và đầu cá hồi: Bạn đem rửa sạch, phần đầu cá hồi bạn cần phải cắt nhỏ ra thì mới có thể rửa kỹ được. Sau đó, đem thái phần thịt cá hồi thành từng lát mỏng vừa ăn.

Sơ chế thịt và đầu cá hồi – cách làm lẩu cá hồi
Tiếp theo chúng ta tiếng hành khử mùi tanh của cá hồi theo phương pháp vừa đơn giản lại vừa hiệu quả như sau: Đổ một chút rượu trắng vào trong 1 bát tô nhỏ cùng 1 vài miếng gừng giã nát, khuấy đều cho nước gừng hoa tan với rượu để tạo thành hỗn hợp rượu gừng.
Xoa đều phần rượu gừng này lên phần thịt và đầu cá hồi. Để khoảng 5 phút rồi đem rửa lại với nước sạch. Phương pháp này sẽ giúp bạn nấu món lẩu cá hồi không bị tanh và vô cùng thơm ngon bổ dưỡng.
Bước 3: Nấu lẩu cá hồi
Cho 1 ít hành tỏi đã băm nhỏ vào nồi cùng một chút dầu ăn và gừng băm nhuyễn cho có vị thơm, cay nồng rồi đặt lên trên bếp. Bật bếp và tiếng hành phi vàng đều hành, tỏi, gừng này cho thơm rồi cho thịt, đầu cá hồi, xương heo đã sơ chế vào xào đều trong khoảng 10 phút. Trong quá trình xào, bạn tiếng hành nêm gia vị gồm: muối ăn, nước mắm, hạt nêm, tiêu bột vào. Sau đó đổ nước lọc vào sao cho ngập phần xương, thịt, đầu cá hồi và ninh thật nhừ.
Tiếp tục láy 1 cái chảo đặt lên bếp, đổ dầu ăn vào đun cho dầu sôi già rồi đổ chỗ hành tỏi còn lại vào phi thơm vàng lên, cho cà chua, kim chi xắt nhỏ, nấm hương và dứa vào xào sơ qua. Phần hỗn hợp xào này sẽ giúp cho chúng ta có được một nồi lẩu có màu sắc vô cùng hấp dẫn, đồng thời cũng sẽ có đủ các vị như: chua, cay, mặn, ngọt rất ngon và lôi cuốn.
Sau khi xương heo và cá hồi đã nhừ, chúng ta đổ tất cả các loại củ đã chuẩn bị vào nấu cùng (sẽ giúp cho nồi nước lẩu của chúng ta ngon và ngọt hơn), rồi hầm tiếp trong khoảng 15 phút là được nhé.
Khi các loại củ trong nồi đã chín nhừ, tiếp tục đổ hỗn hợp cà chua, kim chi, nấm hương, dứa đã xào và phần nước ngâm nấm hương vào nồi nước dùng lẩu. Bật bếp nhỏ lửa cho đến khi bắt đầu ăn lẩu luôn.

Nấu lẩu cá hồi – cách nấu lẩu cá hồi
Bước 4: Trình bày và thưởng thức lẩu cá hồi
Đặt nồi và bếp ăn lẩu ra giữa bàn ăn, các loại rau, đậu hũ non, bún tươi, mì hôm hoặc miến khô các bạn bày xung quanh nồi lẩu. Bật bếp cho nồi lẩu sôi hẳn, sau đó nhúng các loại nguyên liệu ăn kèm lẩu này vào nồi, đợi chín rồi cả gia đình cùng thưởng thức thôi ạ.
Có một điều khác lạ ở cách nấu lẩu cá hồi này đó chính là chúng ta có sử dụng kim chi để chế biến, bản thân kim chi đã giúp cho nồi lẩu cá hồi này được hài hòa hương vị, không quá cay, không quá mặn và vô cùng đậm đà, hấp dẫn.

Lẩu cá hồi chua cay – cách nấu lẩu cá hồi
Yêu cầu của món lẩu cá hồi
Thành phẩm của món lẩu cá hồi đầu tiên chúng ta sẽ không còn ngửi thấy mùi tanh khó chịu của cá hồi nữa, thay vào đó chính là hương vị thơm ngon, hấp dẫn đặc trưng của món lẩu này.
Các loại củ, thịt và đầu cá hồi được mềm nhừ, khi thưởng thức sẽ thấm đều các gia vị.
Nước dùng lẩu cá hồi đậm đà, sẽ có sự kết hài hòa giữa các loại gia vị với nhau như: chua, cay, mặn, ngọt và màu sắc thì vô cùng bắt mắt.
Phải có các loại rau sống để ăn kèm cùng với một chén nước chấm cay nữa sẽ rất tuyệt vời.
Một số lưu ý khi nấu món lẩu cá hồi
Các bạn có thể để riêng phần thịt cá hồi trình bày ra 1 cái đĩa cho đẹp mắt sau khi đã sơ chế xong, khi bắt đầu ăn chúng ta sẽ nhúng trực tiếp vào nồi lẩu nếu thích, thay vì chúng ta đem cá hồi xào nên rồi cho vào nồi lẩu ninh cùng xương, đầu cá hồi và các loại củ.
Nếu như bạn dùng xương heo (xương ống) để làm nước dùng lẩu, các bạn cũng có thể rửa sạch, ninh riêng phần xương ống này với nước. Sau đó vớt bỏ phần xương ống này ra và chỉ lấy phần nước hầm xương cho vào nấu nước dùng lẩu cá hồi thôi.
Tùy từng vào khẩu vị ăn của mỗi gia đình, các bạn có thể tăng hoặc giảm lượng cay sao cho phù hợp nhé!

Cách nấu lẩu cá hồi chua chua, cay cay, ngọt ngọt ngon tuyệt hảo
Cuối tuần, nếu như có điều kiện thì chúng ta nên nấu một nồi lẩu cá hồi đãi mọi người thân trong gia đình của mình để lấy lại được sức khỏe sau 1 tuần làm việc vất vả. Và có lẽ, đây cũng chính là dịp mà những thành viên trong gia đình của mình có thể cùng nhau quây quần, cùng nhau trò chuyện và tâm sự với nhau phải không nào??? Một nồi lẩu thơm ngon hấp dẫn cùng không khí ấm cúng của cả gia đình thật là hạnh phúc ạ.
Kênh cẩm nang mẹo nhỏ mỗi ngày đã vừa cùng các bạn tìm hiểu xong cách nấu lẩu cá hồi thơm ngon bổ dưỡng mà không hề bị tanh rồi đó. Chúc các bạn thực hiện thành công và thưởng thức ngon miệng. Đừng quên chia sẻ bài viết nếu như thấy bài viết này hữu ích nha các bạn.