Bệnh còi xương ở trẻ em trong một số năm gần đây đang có xu hướng gia tăng. Theo như thống kê thì cứ có 3 trẻ thì lại có 1 trẻ bị mắc bệnh còi xương. Dưới đây là một số đặc điểm của bệnh còi xương ở trẻ em cũng như một số cách phòng tránh bệnh còi xương các bạn có thể tham khảo nhé!
Đặc điểm của bệnh còi xương ở trẻ
Bệnh còi xương còn gọi là bệnh loãng xương, bệnh gù ở trẻ em, giai đoạn nguy hiểm nhất là cuối năm thứ nhất cho đến 6 tháng đầu năm thứ hai. Chủ yếu là một loại bệnh suy dinh dưỡng mãn tính thường gặp do thiếu vitamin D, hấp thụ canxi và lân không bình thường, dẫn đến xương cốt phát triển bị trở ngại gây nên.

Đặc điểm của bệnh còi xương ở trẻ nhỏ
Bệnh này, thoạt đầu, chỉ thay đổi về mặt tinh thần là chính, như buồn bực, hay quấy khóc, không ngủ yên giấc, hay giật mình khóc thét lên, tinh thần khô héo, chán chường tất cả mọi thứ, động chân động tay một tí là mồ hôi vã ra như tắm, tóc sau gáy rụng nhiều, về sau, các triệu chứng bệnh ngày một rõ dần, lại biến đổi xương cốt là chính.
Chẳng hạn như trẻ từ 3-6 tháng tuổi có thể xuất hiện hiện tượng nhũn xương sọ, dùng ngón tay ấn vào xương sọ, có thể cảm giác thấy sự đàn hồi một cách rõ rệt;
Trẻ 8-9 tháng, có thể xuất hiện hiện tượng đầu vuông, thóp còn chưa kín miệng (kín miệng chậm), chậm mọc răng. Nếu bị nặng xương sườn nhô về phía trước hoặc lõm sâu vào bên trong tựa như bộ ngực gà hoặc có dạng như cái gàu múc nước, xương sống nhô về phía sau, hình thành dạng lưng gù, khi biết đi, dễ hình thành chân có hình chữ “X” hoặc chữ “O” (chân đi bắt chéo nhau hoặc chân cong) v.v…
Cách phòng tránh bệnh còi xương ở trẻ
Phòng tránh bệnh còi xương, trước hết, khi mang thai, người mẹ phải chú ý giữ gìn sức khỏe (xem kỹ lại chương thai nhi), thứ đến cần phải tăng cường chăm nom săn sóc trẻ, thường xuyên cho trẻ ra hoạt động ngoài trời, tăng cường tắm nắng.

Phòng tránh bệnh còi xương cho trẻ ngay từ khi mang thai
Mùa hè, tốt nhất nên tắm nắng dưới mái hiên hoặc dưới tán cây, bóng râm, nhưng thời gian nên kéo dài thêm và tránh gió lùa.
Vào mùa đông, trẻ sơ sinh khi đã tròn 2 tháng tuổi trở đi, nên bắt đầu cho ra hoạt động ngoài trời, hàng ngày từ 10 phút lúc đầu, tăng dần lên 3 giờ/ngày, cần chú ý giữ ấm.

Phòng bệnh còi xương ở trẻ tốt nhất là nên cho con bú sữa mẹ
Thứ ba, tốt nhất là nên cho bú sữa mẹ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng; Sau khi trẻ tròn 4 tháng tuổi, nên kịp thời cho ăn dặm bổ sung, đặc biệt là lòng đỏ trứng, phủ tạng nghiền nhỏ, rau xanh…
Thứ tư cần kịp thời bổ sung dầu cá và viên canxi. Thông thường ngày bắt đầu từ 2-3 tuần sau khi sinh, sau khi cho bú hoặc cho ăn, cho uống dầu cá cô đặc, trẻ sơ sinh hàng ngày cho uống vitamin D 400 – 800 đơn vị, đồng thời phối hợp cùng viên canxi.
Thứ năm, cần chú ý vệ sinh, luôn giữ không khí trong phòng tươi mới, thông thoáng. Định kỳ cho tiêm thuốc phòng dịch, đồng thời tránh tiếp xúc với những người có bệnh, tích cực phòng trị các bệnh truyền nhiễm.
Trên đây là một số đặc điểm về bệnh còi xương ở trẻ em và cách phòng tránh bệnh còi xương mà các bạn có thể cùng với Xukachan.com tham khảo để chăm sóc và nuôi dưỡng con cái tốt nhất nhé!
Chúc các mẹ nuôi con luôn luôn khỏe mạnh mỗi ngày.